Phương Pháp Pha Cà Phê: 19 Cách Pha Cà Phê Tuyệt Vời

Cà phê không chỉ là thức uống phổ biến trên toàn thế giới mà còn là một nghệ thuật thưởng thức đầy sáng tạo và đa dạng. Mỗi phương pháp pha chế mang lại một hương vị và trải nghiệm riêng biệt, từ vị đậm đà của cà phê phin Việt Nam đến sự tinh tế của cà phê espresso Ý.

Trong bài viết này, Đức sẽ cùng các bạn khám phá 19 cách pha cà phê tuyệt vời, mỗi cách không chỉ phản ánh văn hóa và truyền thống của từng khu vực mà còn mở ra cánh cửa vào thế giới hương vị phong phú của cà phê.

Từ những phương pháp truyền thống như đun sôi và nhỏ giọt (drip coffee), cho đến những cách tiếp cận hiện đại và sáng tạo, Kim Coffee sẽ dẫn bạn tới hành trình khám phá thú vị dành cho mọi người yêu cà phê, dù là người mới bắt đầu hay đã là một barista chuyên nghiệp.

Cách pha cà phê kiểu nhỏ giọt hoặc lọc (Filtration - Drip coffee)

Cà phê phin Việt Nam

Hương vị thơm lừng, đậm đà với vị đắng dịu là những gì Đức có thể nói về loại cà phê của chính quê hương mình, cảm nhận. Điểm đặc biệt là hương vị có thể thay đổi tùy thuộc vào loại cà phê và cách rang xay!

Tất nhiên, ngon nhất là khi loại cà phê mà bạn sử dụng là cà phê robusta!

cách pha cà phê phin Việt trên Kim Coffee

Đức cũng đã từng đề cập tới cách pha cà phê phin Việt trên Kim Coffee - Chỉ cần cà phê bột, một cái Phin và nước sôi là bạn có thể thực hiện.

Sẽ mất 4-5 phút để pha, nghĩa là đây là người bạn đồng hành hoàn hảo cho những người uống cà phê một mình, những người coi trọng việc rót cà phê nhanh chóng và dễ dàng khi đang di chuyển.

Người Việt Nam chúng ta đã thích, người nước ngoài còn thích hơn!

Cà phê Sữa đá (biến thể cà phê phin)

Cà phê Sữa đá, một biến thể độc đáo của cà phê phin, là một món đồ uống nổi tiếng và phổ biến không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới. Đức đề cập cà phê phin ở trên rồi, vậy thêm chút sữa Đặc thì chúng ta sẽ có cà phê sữa đá.

Cà phê Sữa đá (biến thể cà phê phin)

Hương vị cà phê hòa quện với mùi sữa - Hấp dẫn!

Ở trên thế giới, người nước ngoài gọi nó là Iced Coffee - Rất nổi tiếng đấy:

  1. The Guardian (Anh Quốc): The Guardian đã mô tả cà phê sữa đá như một “đặc sản” của Việt Nam và khen ngợi hương vị độc đáo của nó.
  2. CNN Travel (Hoa Kỳ): CNN Travel đã bình luận rằng cà phê sữa đá là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam và đã miêu tả nó như một “trái tim của nền ẩm thực Việt Nam.”
  3. Lonely Planet (Hoa Kỳ): Lonely Planet, một trong những hướng dẫn du lịch hàng đầu trên thế giới, đã gợi ý cà phê sữa đá như một phần quan trọng của trải nghiệm du lịch tại Việt Nam và đã ca ngợi sự hòa quyện của cà phê và sữa đặc ngọt.
  4. Food & Wine (Hoa Kỳ): Tạp chí Food & Wine đã viết về cà phê sữa đá như một biểu tượng văn hóa cà phê của Việt Nam và đã chia sẻ cách thức pha chế và thưởng thức cà phê này.

Cafe Pour over

Điểm đặc biệt mà Đức thích ở Cafe Pour over là nó làm nổi bật lên hương vị đặc trưng của cà phê, điều mà rất ít các cách pha cà phê khác làm được.

Với những ai chưa biết, mới đầu nhìn vào sẽ hỏi “Tạo sao nó giống cách pha cà phê phin vậy nhỉ?”!

Hình thức thì giống nhau nhưng phương pháp là khác nhau - Khác nhau ở dụng cụ!

Điểm đặc biệt mà Đức thích ở Cafe Pour over

Bình Hario V60, Bộ lọc (Filter) bằng giấy, Ấm đun nước có miệng rót nhỏ (Kettle), Cối xay cà phê, cân kỹ thuật và nước sôi là những dụng cụ bạn cần để pha. Điều đó Đức đã đề cập khá kỹ trong bài viết “Pour Over – Nghệ thuật pha chế “Hand Drip”!

Với cách pha cà phê Pour Over, quy trình bắt đầu với việc đặt cà phê xay vào bên trong bộ lọc. Tiếp theo, nước nóng, có nhiệt độ khoảng 195 đến 205 độ F, được rót một cách nhẹ nhàng lên trên bã cà phê.

cách pha cà phê Pour Over

Quá trình này cho phép nước nóng chiết xuất các hợp chất và hương vị cần thiết từ cà phê, trước khi từ từ nhỏ giọt qua bộ lọc vào trong bình hoặc thẳng xuống cốc. Thời gian cần thiết cho quá trình rót và chiết xuất này thường kéo dài từ 2 đến 4 phút.

Nhờ kỹ thuật rót cà phê tỉ mỉ này, người pha chế có thể điều chỉnh một cách chính xác các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình pha chế như nhiệt độ của nước, tốc độ rót và tỷ lệ giữa cà phê và nước. Điều này tạo ra một ly cà phê có hương vị phong phú và trong lành hơn so với cách pha cà phê thông thường.

Cách pha cà phê kiểu ngâm

French Press

Bạn đã từng thử uống cà phê từ cách pha cà phê French Press?

Một loại cà phê thơm độc đáo, không gắt, đầy hương vị - Nó sẽ có một chút cặn, vì vậy hãy tránh uống vài ngụm cuối cùng của mỗi cốc.

Với cách pha cà phê French press, bã cà phê được ngâm trực tiếp trong nước nóng, và cơ chế của pít-tông giúp giữ lại tinh dầu và hạt cà phê, những yếu tố chính tạo nên mùi thơm và hương vị đặc trưng của cà phê.

người dùng cà phê French Press

Hơn nữa, người dùng cà phê French Press có thể dễ dàng điều chỉnh các yếu tố như nhiệt độ nước và thời gian ủ cà phê, những yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra hương vị cuối cùng của cà phê.

Đức phải công nhận rằng cách pha cà phê này rất khó, để được một ly cà phê ngon từ French press rất là khó khăn.

Nếu bạn muốn cảm nhận loại cà phê này - Hãy thưởng thức từ những người có tay nghề cao!

Coffee Bags - Cà phê túi

Khi nhìn vào hình dáng cà phê túi - Đức nghĩ ngay tới trà túi lọc, khi mà lần đầu ấy, rất giống kiểu trà Lifton. Kể cả khi pha cũng vậy, rất giống!

Cách pha cà phê Coffee Bags!

  • Đun sôi 250g/ml nước lọc.
  • Đặt túi cà phê vào cốc cà phê của bạn
  • Thêm 250g/ml nước đun sôi vào cốc và khuấy đều. Để cà phê ủ trong 3-5 phút hoặc nếm thử, khuấy đều từng phút và bóp nhẹ.
  • Sau 3-5 phút, khuấy cà phê lần cuối, bóp túi cà phê, lấy ra và vứt đi.
  • Cà phê của bạn bây giờ đã sẵn sàng.

Hương vị của Coffee Bags thường nhẹ nhàng hơn so với cà phê espresso hoặc phương pháp pha phin. Tuy nhiên, nó vẫn có thể được điều chỉnh độ đậm nhạt bằng cách thay đổi lượng nước hoặc thời gian ngâm.

Coffee Bags - Cà phê túi

Đức nhận thấy ở Việt Nam mình rất ít sử dụng cách pha cà phê này, thương là trà túi lọc mới dùng. Ngoài ra “DRIP BAG - Cà phê túi lọc” cũng phổ biến hơn so với Coffee Bags rất nhiều.

Lưu ý Coffee Bags khác hoàn toàn với “DRIP BAG - Cà phê túi lọc“.

Coffee Bags là ngâm còn DRIP BAG là rót từ từ vào túi.

Cách pha cà phê bằng áp suất

Máy Pha Cà Phê Espresso

Dĩ nhiên sản phẩm là cà phê Espresso và chúng ta cũng có các biến thể khác như Capuchino, Latte Art, …

Trong bài viết “Máy pha cà phê Espresso là gì? Loại nào tốt? Cách chọn?” của Đức trên Kim Coffee thì có lẽ không còn gì thắc mắc về dòng sản phẩm này.

Máy pha cà phê espresso hoạt động bằng cách sử dụng hơi nước, pít-tông hoặc máy bơm để ép nước nóng qua hạt cà phê. Áp suất cao bên trong máy pha cà phê espresso và tỷ lệ nước trong cà phê thấp mang lại cho cà phê espresso độ đặc đặc biệt

Vâng đó chính là nguyên lý hoạt động cơ bản của một chiếc máy pha cà phê Espresso!

Đức sẽ nói một chút về hương vị đi!

Rất thơm, ai cũng công nhận điều này - Thực tế thì cà phê Arabica chính là nguyên liệu chính của cà phê Espresso nên điều này là dễ hiểu.

Hương vị của cà phê espresso phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm cả đặc tính rang của cà phê và nguồn gốc của hạt cà phê.

Với Đức, cảm nhận đầu tiên khi espresso chạm lưỡi là đắng, rất đắng - Khi espresso tới cuống lưỡi, một vị chua khá nhẹ nhàng và đâu đó Đức cảm thấy có chút ngọt xem lẫn.

Hãy nhớ cảm nhận với tách espresso không đường!

Pha Cà Phê Moka Pot

Cà phê Moka Pot - Đức cũng đã có một bài viết về nó!

Một cách pha cà phê truyền thống của Ý, bắt đầu bằng việc đun nước trong khoang dưới của ấm Moka, thường có hình dạng đồng hồ cát.

Khi nước nóng lên, hơi nước sinh ra áp suất, đẩy nước qua bộ lọc chứa cà phê xay.

Quá trình này chiết xuất hương vị và tinh chất từ cà phê, tạo ra cà phê đậm đà và thơm ngon, thu thập trong khoang trên của ấm.

Nhiệt độ khi đun cũng cần được kiểm soát, sử dụng lửa nhỏ để tránh làm quá nóng cà phê. Dù quá trình này có vẻ đơn giản, nó đòi hỏi một chút kỹ năng và thực hành để đạt được hương vị cà phê lý tưởng.

Moka Pot vẫn được sử dụng để pha cà phê ở nhiều gia đình trên khắp thế giới nhưng phổ biến nhất là ở Châu Mỹ Latinh và các khu vực khác của Châu Âu. 

Tại sao? 

Bởi vì đó là cách dễ dàng và nhanh chóng để pha một tách cà phê đậm đà, đậm đà hương thơm.

Cà phê chảy ra từ Moka Pot rất đậm đặc, đặc và thơm ngon - Bạn hãy thử nó, khá giống với Epresso nhưng cách pha cà phê lại đơn giản hơn rất nhiều!

Cà phê Americano

Bạn chỉ cần hiểu đơn giản Americano được tạo ra bằng cách pha loãng một hoặc hai tách espresso với nước nóng. Không giống như các thức uống cà phê khác, Americano không có sữa, khiến nó trở thành một lựa chọn nguyên chất và không phức tạp cho những ai thích cà phê đen.

Khi uống cà phê Espresso, hương vị rất phức tạp nhưng với Americano thì sự cảm nhận sẽ dễ dàng hơn.

Để pha cà phê Americano thơm ngon, có ba lựa chọn thiết bị phổ biến bạn có thể xem xét:

  1. Máy Pha Cà Phê Espresso Di Động: Thiết kế nhỏ gọn của máy pha cà phê espresso di động là lý tưởng cho những người yêu thích cà phê khi di chuyển. Máy này sử dụng áp suất để chiết xuất cà phê giống như espresso từ cà phê xay và nước nóng, mang đến hương vị đậm đà và chân thực của Americano.
  2. Moka Pot: Đây là một cách pha cà phê truyền thống của Ý, rất được những người đam mê cà phê yêu thích. Moka Pot sử dụng áp suất hơi nước để ép nước nóng qua bã cà phê, tạo ra cà phê có hương vị đậm đà giống như espresso. Nước cà phê thu được từ Moka Pot có thể dễ dàng biến thành Americano chỉ bằng cách thêm nước nóng.
  3. AeroPress: Thiết bị này linh hoạt và thân thiện với người dùng, kết hợp áp suất và phương pháp pha ngâm để tạo ra cà phê mịn và đậm đà. AeroPress cho phép pha cà phê đậm đặc giống như espresso, và chỉ cần thêm nước nóng để tạo ra một ly Americano hoàn hảo.

Dù sao thì Americano chính là một biến thể, nước nóng thêm vào sau cùng chính là yéu tố quyết định!

Aeropress

Trong quá trình pha chế, nước và cà phê xay được kết hợp trong buồng kín của Aeropress. Khi piston được nhấn xuống, không khí trong buồng bị nén, tạo ra áp suất lên chất lỏng cà phê.

Mặc dù áp suất này không bằng với áp suất trong máy pha cà phê espresso, nó vẫn đủ mạnh để chiết xuất dầu và hương vị đậm đà từ cà phê, giúp làm nổi bật hương vị cà phê yêu thích của bạn.

Sự linh hoạt của Aeropress cho phép người dùng điều chỉnh các yếu tố như nhiệt độ nước, lượng cà phê xay, và thời gian ủ, tạo ra một tách cà phê với hương vị phong phú và đa dạng, phù hợp với sở thích cá nhân.

Điều này làm cho Aeropress trở thành một sự lựa chọn phổ biến cho những người yêu thích cà phê muốn thử nghiệm và tinh chỉnh hương vị cà phê của họ.

Turkish Coffee - Cách pha cà phê kiểu đun sôi

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ thường được pha trong một cezve (còn gọi là ibrik), một loại ấm nhỏ thường làm từ đồng hoặc thép không gỉ có tay cầm dài.

Trước tiên, hãy đổ nước vào cezve. Thêm cà phê xay mịn và đường (nếu sử dụng) vào nước. Không khuấy hỗn hợp này cho đến khi nó bắt đầu nóng lên.

Đặt cezve trên ngọn lửa nhỏ và đun chậm. Điều quan trọng là không để cà phê sôi tràn ra ngoài. Khi bắt đầu nổi bọt, hãy giảm lửa và để cà phê “nở” lên.

Một khi cà phê đã nở hoàn toàn và bọt phủ kín mặt cà phê, hãy rót chậm ra cốc. Đảm bảo rót cà phê cùng với bọt, vì đây là một phần quan trọng của trải nghiệm cà phê Thổ Nhĩ Kỳ.

Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ thường được thưởng thức từ từ, để cảm nhận hết hương vị đậm đà và bùn cà phê lắng đọng dưới đáy cốc.

Thực sự theo Đức thì chúng ta đang uống bã cà phê và uống bằng cách đun sôi nó lên :)))!

Cách pha cà phê biến thể

Cà phê Capuchino

Capuchino sử dụng cà phê Espresso làm nguyên liệu - Vâng đây là một biến thể của cà phê Espresso!

Capuchino, thức uống cà phê được làm từ những phần bằng nhau cà phê espresso , sữa hấp và sữa có bọt

Vẫn là sử dụng máy pha cà phê Espresso để pha một shot cà phê espresso (khoảng 30ml).

Trong quá trình pha thì chúng ta hấp sữa. Đun nóng 1 cốc sữa trong nồi 2 lít trên lửa vừa.

Để sữa sôi cho đến khi nổi bong bóng xung quanh các cạnh nhưng không đun sôi sữa. Lấy chảo ra khỏi bếp và đặt nó trên một bề mặt phẳng.

Một ly cappuccino cổ điển yêu cầu 1/3 espresso, 1/3 sữa hấp và 1/3 bọt. Bạn có thể trộn nó bằng cách sử dụng 2 hoặc 3 thìa xi-rô có hương vị hoặc thậm chí các loại sữa khác nhau, như sô cô la hoặc vani.

Sau khi tạo bọt sữa xong, rót sữa vừa đánh vào tách espresso. Khi đổ sữa, lưu ý đổ chậm đều tay vào giữa cốc đến khi bọt rắng nổi lên bề mặt ly thì dừng.

Nghiêng tách 45 độ, từ từ rót sữa vào. Khi sữa đầy 2/3 ly thì đặt ly thẳng đứng và bắt đầu tạo hình cho ly cà phê của bạn.

Đức đã có một bài viết “Capuchino là gì? Cách pha cafe capuchino ngon” đề cập khá chi tiết về Capuchino, hãy tham khảo!

Cafe Latte

Một bảng so sánh giữa Latte và Capuchino đã được Đức đưa ra trong bài viết “Latte là gì? Hướng dẫn cách pha latte và làm latte art

Yếu tốCapuchinoCafe Latte
ThànhphầnCappuccino thường được chế biến từ 1/3 espresso, 1/3 sữa nóng và 1/3 bọt sữa. Nó thường không có thêm hương vị phụ giaLatte thường bao gồm 1/3 espresso, 2/3 sữa nóng và một lượng nhỏ bọt sữa ở trên. Có thể có một chút hương vani hoặc caramel để tạo hương vị thêm phong phú.
Bọt sữaCappuccino có một lượng lớn bọt sữa trên bề mặt, tạo nên một lớp foam đặc biệt, thường dày hơn so với latte.Latte có một lượng nhỏ bọt sữa ở trên, tạo nên một lớp màng mịn và màu trắng ở bề mặt cà phê.
Hương vịDo tỷ lệ espresso và sữa gần bằng nhau, cà phê cappuccino có hương vị cà phê mạnh mẽ hơn và cảm giác bọt sữa dày đặc.Với tỷ lệ espresso thấp hơn so với sữa, cà phê latte thường có hương vị cà phê nhẹ nhàng, mịn màng, thường có thêm hương vị sữa và hương vị phụ gia nếu có.
Dáng vẻCappuccino thường được chế biến để có ba tầng rõ rệt: espresso dưới cùng, sau đó là sữa nóng và lớp foam bọt sữa ở trên cùng.Latte thường có lớp sữa nóng bên dưới và một ít foam bọt sữa phía trên.
Cách chế biếnEspresso được rót lên đáy ly, sau đó là sữa nóng và lớp foam bọt sữa ở trên cùng.Espresso được rót lên đáy ly, sau đó sữa nóng được thêm vào, và bọt sữa ở trên.

Tất cả những điểm nổi bật nhất của Cafe Latte đã được đưa ra.

Lượng bọt sữa không quá nhiều và tỉ lệ sữa chiếm tới 2/3 đã khiến cho ly cà phê Latte trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều so với Capuchino.

Cà phê Mocha

Cà phê Mocha - Một cách đơn giản, đây là biến thể của Latte!

Tại sao Đức là nói như vậy!

Một tách espresso được kết hợp với bột sô cô la hoặc xi-rô, sau đó là sữa hoặc kem. Công thức 1/3 espresso và 2/3 sữa hấp.

Chính xác - Chỉ cần thêm Socola vào cafe latte là bạn đẫ có một ly Mocha đúng nghĩa rồi đấy!

Cafe Frappuccino

Frappuccino là một loại đồ uống pha trộn lạnh được Starbucks phổ biến rộng rãi vào đầu những năm 2000 - một loại đồ uống đậm đặc, sánh đặc được phủ kem tươi lên trên

Trong Cafe Frappuccino có gì mà Đức xếp nó thành một loại biến thể:

  • Cà phê hoặc espresso được sử dụng để tạo ra hương vị cơ bản của hầu hết các loại cà phê Frappuccino. 
  • Sữa được thêm vào cà phê để tạo thành kem frappuccinos. 
  • Đá được thêm vào hỗn hợp để tạo ra ly frappuccino lạnh và sảng khoái. 
  • Chất làm ngọt được sử dụng để tạo hương vị cho cà phê Frappuccino bao gồm đường, xi-rô và các chất chiết xuất như vani, hạnh nhân hoặc dừa.
  • Lớp phủ được thêm vào frappuccinos để tạo hình hoa huệ và bao gồm kem đánh bông, caramen, vụn bánh quy, sô cô la chip, trái cây xay nhuyễn hoặc gia vị nướng.

2 phần cà phê lạnh, 1 phần đá và 1 phần sữa để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Cứ 1 tách cà phê, thêm 3 thìa đường - Vâng đó là nguyên tắc trong cách pha cà phê Frappuccino!

Đồ uống này năm nay tròn 33 tuổi và mặc dù chỉ có 30 hương vị chính thức của Starbucks Frappuccino nhưng có tới hơn 36.000 combo hương vị khác nhau. 

Vậy các bạn muốn Đức mô tả hương vị của loại cà phê này như thế nào?

Cà phê trứng

Khi đã là một người có đam mê về cà phê thì chắc chắn các bạn sẽ biết tới cà phê trứng - Một loại đồ uống do chính người Việt tạo ra và đã vươn tầm thế giới.

Cafe trứng là một biểu tượng ẩm thực độc đáo của Hà Nội, có nguồn gốc từ quán cà phê “Giảng” nổi tiếng. Được sáng tạo bởi Cụ Nguyễn Văn Giảng vào năm 1946, thức uống này là sự biến tấu độc đáo từ cà phê Capuchino của Ý.

Điểm khác biệt đó là chúng ta sử dụng cà phê Robusta chứ không phải là là Arabịca - Cùng với đó là chúng ta sử dụng cà phê phin Việt nam làm nguyên liệu.

Rất độc đáo phải không?

Cà phê chồn

Không có gì đáng nói cho tới khi Đức biết được rằng Cà phê Chồn được tạo ra từ hạt cà phê mà con chồn đã ăn và không thể tiêu hóa, thải ra ngoài qua phân.

Nhờ tác dụng lên men của enzym trong dạ dày chồn, cà phê chồn có hương vị thơm ngon đặc trưng, ​​trở thành thức uống cao cấp, đặc biệt và được cả thế giới yêu thích.

Các bạn đã uống loại cà phê này chưa?

Quy trình sản xuất cà phê chồn bắt đầu bằng việc cho chồn ăn những hạt cà phê chín mọng, lựa chọn bởi khứu giác tinh tế của chúng. Khoảng 20% số hạt này sau khi được tiêu thụ sẽ đi qua hệ tiêu hóa của chồn và được thải ra ngoài.

Hạt cà phê được thu thập ngay sau đó và phơi khô dưới nắng, rồi người nông dân sẽ tách chúng ra khỏi phân và loại bỏ vỏ trấu bằng cách chà xát.

Tiếp theo, hạt cà phê được làm sạch kỹ lưỡng bằng cách ngâm, chà và rửa dưới dòng nước mạnh để loại bỏ bụi bẩn và lụa, sau đó phơi tiếp dưới nắng để tạo ra những hạt cà phê cứng và có màu xanh nhạt.

Giai đoạn cuối cùng là rang cà phê bằng tay để giữ trọn vẹn hương vị đặc trưng của nó trước khi đóng gói và bảo quản hoặc chuẩn bị sử dụng.

Điểm mấu chốt nằm ở quy trình!

Sau khi có được hạt cà phê từ chồn, các bạn pha như bình thường bằng phin hoặc máy pha!

Cà phê bọt biển - Cafe Dalgona

Cà phê bọt biển, còn được gọi là Cà phê Dalgona, là một loại cà phê thức uống xuất phát từ Hàn Quốc. Tên “Dalgona” xuất phát từ một loại kẹo cứng truyền thống của Hàn Quốc có cùng tên, có màu và hình dáng tương tự với lớp bọt cà phê trên đỉnh thức uống này.

Đối với cách pha cà phê Dalgona thì máy đánh trứng hay máy đánh bọt chính là mấu chốt. Đức cũng đã có một bài viết “6 cách pha cà phê bọt biển Dalgona tại nhà” đề cập rất kỹ về cách pha khi bạn có hoặc không có máy đánh bọt.

Về hương vị!

Khi uống, bạn sẽ cảm nhận được sự kết hợp hài hòa giữa lớp bọt cà phê mịn màng trên cùng và lớp sữa mát lạnh ở dưới. Với vị ngọt dễ chịu và hậu vị hơi đắng nhẹ!

Đó là những gì mà Đức cảm nhận được!

Cà phê dừa Việt Nam

Cà phê Dừa Việt Nam có vị đậm đà của cà phê, béo ngậy và hơi ngọt với hương dừa - Sự kết hợp giữa cà phê và dừa, bạn có thể tìm thấy nói tại các quán cà phê, quán hàng và các quán ăn ở Việt Nam.

Để làm được loại cà phê này, cà phê Robusta sẽ được sử dụng kết hợp với cùng với nước cốt dừa tươi ngon.

Và bây giờ!

Bạn thích sử dụng máy xay sinh tố hay thích dùng một cái bình lắc như một Bartender?

Đức thì thích dùng bình lắc hơn, nghe âm thanh rất sướng tai!

Cách pha cà phê dừa Việt Nam sẽ gồm các nguyên liệu: nước cốt dừa, cà phê pha phin, đá xay và sữa đặc.

Cho nước cốt dừa và sữa đặc vào một cài bình (hoặc máy xay sinh tố), lắc đều cho tới khi có bọt tuyết, mịn (có vẻ sẽ mệt đó). Tiếp theo cho cà phê đã pha vào và lắc tiếp!

Đổ thành phẩm vào cốc, cho đá vào và bạn sẽ có một ly Cà phê dừa Việt Nam!

Cà phê muối

Bạn phải thử cảm giá cân bằng giữa muối và đường, hòa quện chút cà phê vị đắng - Kết hợp đắng, mặn và ngọt - Tuyệt vời!

Đức đã từng đề cập qua, cà phê muối đã là một đồ uống, một nét văn hóa của một vài quốc gia nhưng để nói đến ngon, nổi tiếng thì chỉ có ở Việt Nam và cụ thể là Huế - Đà Nẵng.

Cách pha cà phê muối rất đơn giản!

Chỉ cần một ít muối (muối tinh hoặc muốn hồng) hòa tan, cho sữa đặc và cà phê phin vào. Sau đó Dùng que đánh bọt khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Vậy là bạn đã có một lý cà phê muối đậm chất Huế rồi!

Nói vậy thôi chứ ngon như cà phê muối Huế thì hơi khó!

Trong bài viết này, Đức đã mang tới cho các bạn 19 cách pha cà phê tuyệt vời từ khắp nơi trên thế giới.

Từ cà phê Espresso nguyên bản của Ý đến cà phê đá lạnh của Việt Nam, từ cà phê muối Huế đến French Press đậm đà, có một loạt cách pha cà phê để bạn thử nghiệm và khám phá.

Điều quan trọng là bạn có thể tùy chỉnh cà phê theo khẩu vị cá nhân của mình và tận hưởng từng giọt đầy hương vị mà cà phê mang lại.

Đừng ngần ngại thử những phương pháp mới và luôn luôn giữ tinh thần khám phá khi bạn đắm chìm trong thế giới phong phú của cà phê.

Chúc bạn có những giây phút thú vị và ngon miệng với cốc cà phê yêu thích của mình!

We will be happy to hear your thoughts

      Leave a reply

      Giải pháp cho cà phê
      Logo