Cà phê muối, một sáng tạo độc đáo trong thế giới đồ uống, đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của nhiều tín đồ cà phê nhờ hương vị đặc biệt và cảm giác mới lạ mà nó mang lại.
Khi uống loại cà phê này, Đức cảm nhận được vị đắng, nồng của cà phê và vị mặn nhẹ của muối - Đó là một trải nghiệm thú vị, phá vỡ mọi quy tắc thông thường của một ly cà phê truyền thống.
Làm thế nào để pha được một lý cà phê muối xen lẫn những hương vị như vậy?
Để pha chế một ly cà phê muối thơm ngon, chuẩn vị không chỉ đòi hỏi nguyên liệu chất lượng mà còn cần sự tỉ mỉ và khéo léo trong từng bước thực hiện.
Sự khéo léo đó như thế nào thì hãy cùng Đức và Kim Coffee tìm hiểu nhé - Từ khái niệm cà phê muối là gì, cách pha, ….
Cà phê muối là gì?
Cà phê muối, hay còn gọi là “salt coffee“, là một loại đồ uống đặc biệt phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là ở Huế và Đà Nẵng. Điểm đặc biệt của cà phê muối chính là sự kết hợp giữa vị đắng của cà phê và vị mặn của muối, tạo nên một hương vị độc đáo và thú vị.
Đức dạo khắp Sài Gòn lẫn Hà Nội, rất nhiều nơi bán cà phê muối nhưng để cảm nhận được cái chất, các bạn nên tới Huế hoặc Đà Nẵng nhé!
Cách làm cà phê muối thường bao gồm việc pha chế cà phê đen theo phong cách truyền thống Việt Nam, sau đó thêm vào đó một lớp kem sữa đã được đánh bông với một ít muối. Lớp kem sữa muối này không chỉ mang lại hương vị mặn mà còn giúp làm dịu đi vị đắng của cà phê, tạo ra một sự cân bằng hương vị độc đáo.
Điều này Đức sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần tiếp theo!
Cà phê muối có thể được thưởng thức nóng hoặc lạnh, tùy thuộc vào sở thích của người uống. Nó đã trở thành một phần của văn hóa cà phê địa phương và ngày càng được biết đến rộng rãi trên thế giới.
Thế Giới nói gì về cà phê muối?
Trước hết Đức sẽ cho các bạn xem người nước ngoài nói gì về cà phê muối, tất nhiên họ bình luận bằng tiếng anh và ảnh Đức cho các bạn xem đã thông google translate.
Và dưới đây là phiên bản tiếng anh:
Nếu các bạn muốn nhiều hơn nữa về những suy nghĩ của người nước ngoài về cà phê muối thì hãy đọc trên Reddit - Ở đó bàn luận về cà phê muối Huế!
Lịch sử của cà phê muối
Trước hết các bạn cần hiểu rõ cho Đức, cà phê muối không phải bắt nguồn đầu tiên tại Việt Nam. Siberia - Thổ Nhĩ Kỳ - Bắc Scandinavia và Hungary là những quốc gia mà cà phê muối đã trở thành văn hóa của họ.
Từ khi nào Đức không biết, nhưng đã từ rất lâu rồi!
Ở một số vùng thuộc các quốc gia Bắc Âu và Đông Âu, việc thêm muối vào cà phê có nguồn gốc lịch sử. Đó là một phương pháp truyền thống để cải thiện hương vị của hạt cà phê đắng, chất lượng thấp, đặc biệt là trong thời điểm hạt cà phê chất lượng cao khan hiếm hoặc đắt tiền.
Thực hành này giống như một giai thoại văn hóa hơn là một truyền thống phổ biến và có thể tìm thấy tài liệu tham khảo trong các văn bản lịch sử và lịch sử ẩm thực địa phương.
Trong lịch sử, các thủy thủ đôi khi thêm muối vào cà phê của họ. Cách làm này một phần là không cần thiết, vì họ thường sử dụng nước biển để nấu bia, nước đã được khử muối nhưng vẫn giữ được vị mặn.
Thêm muối giúp cà phê ngon hơn. Khía cạnh lịch sử này của cà phê muối thường được nhắc đến trong lịch sử hàng hải và những câu chuyện cổ về thủy thủ.
Ở Việt Nam, cà phê muối là đặc sản độc đáo!
Nó được làm bằng cách trộn muối với kem hoặc sữa lên men, sau đó thêm vào cà phê.
Điều này tạo ra hương vị đậm đà, béo ngậy và hơi mặn. Biến thể cà phê muối này đã gây được sự chú ý trên các blog du lịch và vlog ẩm thực khám phá văn hóa cà phê Việt Nam.
Những khía cạnh này trong lịch sử của cà phê muối nêu bật các tập quán văn hóa khác nhau, nhu cầu lịch sử và xu hướng ẩm thực hiện đại có thể ảnh hưởng đến cách pha chế - cách thưởng thức đồ uống trên khắp thế giới.
Dù không lan tỏa như các xu hướng cà phê khác nhưng cà phê muối vẫn là một phần thú vị và đặc sắc trong văn hóa cà phê ở một số vùng nhất định.
Cách làm cà phê muối Huế ngon
Thực ra thì có rất nhiều website nói về cách pha cà phê muối Huế. Đức cũng không dám nhận cách pha của Đức là chuẩn vì cũng chả phải người gốc Huế.
Nguyên liệu: (mình làm cà phê muối gốc, không kem béo nhé)
- 30 - 40 ml cà phê (Đức dùng cà phê Robusta 100% nhé - giữ trọn hương vị Việt Nam, còn nếu ai thích uống Arabica thì có thể thay thế)
- 20 ml sữa đặc
- Cây đánh bọt
- Nước đun sôi
- 5g muối biển (hoặc muối himalaya, muối hồng) - Tránh dùng muối iot nhé!
- Đá lạnh (nếu bạn muốn uống lạnh)
Khi đầy đủ các nguyên liệu, thì đây là cách pha cà phê muối ngon theo cách của Đức:
- Trước tiên thì chúng ta cần phải pha cà phê, Đức đã từng đề cập tới cách pha cà phê phin ngon như ở nhà rồi nên Đức sẽ không nhắc qua nữa.
- Trong khi chờ cà phê từ phin thì chúng ta sẽ pha muối nhé. Trong một cái ly nhỏ, hòa 5g muối với một chút nước nóng để muối tan hoàn toàn.
- Tiếp đó bạn cho 20 ml sữa đặc vào một cái ly đó - cái ly mà có sẵn 5g muối hòa tan ấy.
- Đổ 30 - 40 ml cà phê từ phin vào ly chứa sữa đặc và muối. Dùng que đánh bọt khuấy đều để các nguyên liệu hòa quyện với nhau.
- Nếu muốn uống lạnh, bạn có thể thêm đá vào ly sau cùng.
Lưu Ý:
- Tỉ lệ cà phê, muối, và sữa có thể điều chỉnh theo sở thích cá nhân.
- Việc sử dụng cà phê chất lượng cao và muối không quá mặn sẽ giúp cân bằng hương vị tốt hơn.
Thưởng thức cà phê muối Huế là một trải nghiệm thú vị, nó mang đến một hương vị độc đáo không giống bất kỳ loại cà phê nào khác bạn đã từng thử.
Cách làm cà phê muối thì công thức vậy thôi, thú thực các bạn nên tới Huế để thưởng thức một lần nhé!
Tại sao cà phê muối lại ngon tới như vậy?
Cà phê muối ngon hơn vì nó tận dụng sự phức tạp của vị giác, kết hợp năm vị cơ bản: đắng, mặn, chua, ngọt, và vị của bột ngọt (Umami).
Cà phê thường có vị đắng do caffeine và các hợp chất như lacton axit chlorogen và phenylindanes, được giải phóng trong quá trình rang. Lacton axit chlorogen nhiều hơn trong cà phê rang nhẹ, trong khi phenylindanes, với vị đắng cay nồng và kéo dài, nổi bật hơn ở cà phê rang đậm.
Một số hạt cà phê, ví dụ như Robusta sẽ mang hương vị đắng hơn. Tuy nhiên, vị đắng trong cà phê đôi khi còn do những sai sót trong quá trình pha chế:
- Sử dụng quá nhiều cà phê so với lượng nước cần thiết.
- Cà phê trở nên quá nóng do giữ trong máy pha quá lâu.
- Chọn sai cài đặt xay cà phê cho phương pháp pha bạn sử dụng.
- Chiết xuất cà phê quá lâu, như trong phương pháp French press coffee.
Quá trình pha chế cà phê đòi hỏi sự khéo léo và chính xác, nhất là khi muốn tạo ra một tách cà phê hoàn hảo. Uống cà phê, từ loại cà phê espresso cho tới latte, nên mang lại cảm giác thú vị và dễ chịu, thay vì chỉ có vị đắng.
Đây chính là lúc thêm một chút muối sẽ làm thay đổi trải nghiệm thưởng thức cà phê của bạn.
Ion natri trong muối giúp trung hòa vị đắng của cà phê.
Khi tiêu thụ cùng lúc với thứ có vị đắng, muối sẽ giảm bớt cảm giác đắng, giúp não cảm nhận rõ ràng hơn vị ngọt tồn tại. Việc thêm muối vào cà phê không chỉ giảm bớt vị đắng mà còn làm nổi bật vị ngọt tự nhiên, tạo nên trải nghiệm thú vị và độc đáo khi thưởng thức cà phê.
Lợi ích của cà phê muối đối với sức khỏe
Rất nhiều lợi ích của cà phê mà Đức đã đề cập tới trên Kim Coffee, nhưng đối với cà phê muối - một vài sự khác biệt - Thêm tác dụng của muối!
Thêm muối vào cà phê giúp giảm bớt vị đắng, làm nổi bật hương vị ngọt ngào tự nhiên của cà phê mà không cần thêm đường, kem hay xi-rô, giúp giảm lượng calo không cần thiết.
Một vài lợi ích từ cà phê muối mà chúng ta có thể kể tới:
- Cải thiện sự trao đổi chất và giảm cân
- Mức độ chống oxy hóa cao
- Phòng ngừa bệnh thoái hóa thần kinh , chẳng hạn như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson
- Cải thiện tâm trạng
- Giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư bao gồm ung thư đại trực tràng và ung thư gan .
- Giảm nguy cơ đột quỵ
- Bảo vệ chống lại bệnh tiểu đường loại 2
Tất nhiên Đức sẽ không quên nhưng tác dụng của muối ở trong cà phê:
- Hỗ trợ Chức năng Tuyến Giáp và Ngăn ngừa Mất Nước: Điều này quan trọng vì cà phê có tính lợi tiểu.
- Giúp Hệ Thần Kinh Hoạt Động Tốt và Tăng cường Sức khỏe Mạch Máu: Cung cấp ion natri cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh và mạch máu.
- Giảm Nguy Cơ Huyết Áp Thấp và Có Tác Dụng Kháng Khuẩn.
- Điều Chỉnh Lượng Muối trong Cơ Thể: Việc thêm muối vào cà phê có thể giúp cân bằng lượng muối mất đi do tính chất lợi tiểu của cà phê.
Như vậy, việc thêm muối vào cà phê không chỉ cải thiện hương vị mà còn góp phần vào việc duy trì sức khỏe tổng thể, giảm calo không cần thiết và cung cấp lợi ích từ cả cà phê và muối.
Khi nào bạn không nên uống cà phê muối?
Cà phê muối thì cũng là cà phê, mà đã là cà phê thì phải chứa caffeine, bạn không nên uống cà phê muối trong các tình huống như:
- Trước khi đi ngủ: Cà phê có chứa caffeine, có thể gây khó ngủ hoặc mất ngủ, đặc biệt nếu bạn uống nó gần giờ đi ngủ.
- Khi bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng: Caffeine có thể làm tăng cảm giác lo âu và căng thẳng.
- Nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa: Cà phê, đặc biệt là khi được kết hợp với muối, có thể gây kích ứng dạ dày hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề tiêu hóa như trào ngược axit hoặc viêm dạ dày.
- Khi bạn mang thai hoặc cho con bú: Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên hạn chế lượng caffeine tiêu thụ.
- Nếu bạn đang gặp vấn đề về tim mạch: Caffeine có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp, không tốt cho những người có vấn đề về tim mạch.
- Khi bạn đang sử dụng một số loại thuốc: Caffeine có thể tương tác với một số loại thuốc. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang dùng thuốc.
Mọi thứ đều có cơ sở và Đức đã đề cập trong bài viết “Caffeine là gì? 8 lầm tưởng về caffeine với sức khỏe” - Đầy đủ về Caffeine!
Các chất phụ gia giúp gia tăng hương vị của cà phê muối
Nếu các bạn đề ý thì công thứ pha cà phê muối Huế mà Đức đưa ra rất đơn giản, không hề có kem béo thực vật - Thứ mà các bạn trẻ rất thích - Đó là Phụ gia khi thêm vào, nếu các bạn thích!
Dĩ nhiên muối chính là loại phụ gia với một ly cà phê nguyên bản nhưng với cà phê muối thì muối chính là nguyên liệu chính. Từ muối biển đến muối Himalaya, là một cách tuyệt vời và đơn giản để nâng cao hương vị của cà phê vốn đã đắng.
Vẫn còn các lựa chọn có thêm thêm vào để tăng thêm sự khác biệt ở ly cà phê muối. Như Đức đề cập, kem béo thực vật cũng là một trong số đó!
- Đường hoặc Chất Ngọt: Thêm đường, mật ong, hoặc chất tạo ngọt nhân tạo để cân bằng vị mặn của muối và vị đắng của cà phê.
- Sữa hoặc Kem: Sữa tươi, sữa đặc, hoặc kem tươi có thể thêm vào để tạo độ ngậy và mịn màng cho cà phê.
- Sữa Đậu Nành hoặc Sữa Hạt: Đối với những người ăn chay hoặc không dung nạp lactose, sữa đậu nành, sữa hạt óc chó, hoặc sữa hạnh nhân là những lựa chọn tốt.
- Cacao hoặc Sô-cô-la: Thêm bột cacao hoặc sô-cô-la nấu chảy để tạo vị thơm ngon, đặc biệt phù hợp với những người yêu thích sô-cô-la.
- Gia Vị: Quế, vani, hoặc cardamom có thể thêm vào để tạo hương vị phong phú và ấm áp.
- Caramel hoặc Si-rô Vị: Si-rô caramel, si-rô hương vani, hoặc các loại si-rô hương vị khác giúp tăng thêm sự ngọt ngào và hấp dẫn.
- Bơ Đậu Phộng hoặc Bơ Hạt: Thêm một chút bơ đậu phộng hoặc bơ hạt để tạo độ sánh và hương vị đặc biệt.
- Whipped Cream (Kem Đánh Bông): Tạo lớp kem mềm mịn trên cùng để tăng cảm giác sang trọng và hấp dẫn.
Nhớ rằng, mỗi người có gu thưởng thức khác nhau, nên bạn có thể thử nghiệm với các chất phụ gia này để tìm ra hương vị yêu thích của mình.
Cà phê muối là một sự kết hợp độc đáo giữa vị đậm đà của cà phê và hương vị mặn mòi của muối, tạo nên một thức uống thú vị và khác biệt. Đặc biệt, cà phê muối Huế mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử của vùng đất cố đô.
Để làm nên một ly cà phê muối Huế chuẩn vị, cần sự tỉ mỉ và chú ý đến từng chi tiết: từ việc chọn lựa những hạt cà phê chất lượng, sự cân đối giữa vị đắng, ngọt và mặn, cho đến cách phục vụ và thưởng thức.
Qua bài viết, Đức đã đề cập tới rất nhiều điều về cà phê muối từ khái niệm, nguồn gốc, sức ảnh hưởng ra thế giới, cách làm cà phê muối ngon chuẩn vị, ….
Công việc của các bạn là thử làm và cảm nhận xem hương vị nó như thế nào và hãy một lần tới Huế để thưởng thức bản sắc của loại cà phê này!
Tôi là người sở hữu Kim Coffee và là một người đam mê với cà phê, tất nhiên ngoài cà phê ra thì tôi cũng đam mê nhiều thứ khác nữa, đặc biệt là công nghệ.
Tôi là một người chuyên viết Blog, am hiểu nhiều về Marketing và đặc biệt là mảng SEO Website.
Cà phê là niềm cảm hứng và đó là lý do tôi có mặt ở Kim Coffee